Chi hội từ thiện Chung Một Tấm Lòng

30 – Phú Giáo – P.14 – Q. 5 – Tp. Hồ Chí Minh

Nhật ký chuyến Hồng Ngự – Đồng Tháp

Theo kế hoạc dự kiến, chuyến đi sẽ xuất phát vào lúc 17g, tuy nhiên do là ngày thứ sáu, ngày làm việc cuối cùng của các bác sĩ nên các bác  sĩ đều … đến muộn và đến 17g40 xe cũng đã lăn bánh. Do đi muộn nên bác tài nhiệt tình chạy … thẳng 1 mạch đến nơi mà không ngừng nghỉ khiến cho ai uống nước nhiều đều phải.. nhịn. Đến nơi cũng hơn 10g chúng tôi ăn vội tô cháo chay rồi cùng nhau kẻ khuân người vác mang 200 phần quà vào kho, để thuận tiện cho ngày hôm sau, chúng tôi tiến hành chuẩn bị và phân phát sẵn 200 phần quà gồm: 1 thùng mì, 2 chai nước tương, 1 chai dầu ăn, 1 gói bánh, 1 chai dầu gội và 1 kg đường. Xong việc chúng tôi chui thẳng vào mùng nằm lăn ra khò lúc 1g sáng.

5g sáng chúng tôi đã thức dậy, ăn vội tô cháo rồi bắt đầu di chuyển đến trạm y tế xã trên con đường đã đươc tráng bê tông đủ cho 1 xe  chạy qua , những em bé thơ mái tóc vàng hoe reo vui chạy theo xe. Giờ làm việc cũng bắt đầu, tổ y tế từ thiện chúng tôi tiến hành khám bệnh và phát thuốc cho 278 bệnh nhân nghèo vùng nước lũ, nơi những người dân quê thật thà chân chất, những ông bà cụ già da nhăn nheo trổ đồi mồi và những em bé ốm nhom suy dinh dưỡng mong đợi từ sớm. Chương trình khám bệnh kết thúc lúc 10g30, chúng tôi quay lại chùa Phong Sơn để chuẩn bị cho chương trình phát quà và khám bệnh. Tại chùa Phong Sơn này, ngôi chùa trên nhà sàn, nét đặc trưng của vùng nước lũ, chúng tôi đã tiến hành phát quà cho 200 hộ nghèo và đã khám bệnh, phát thuốc cho hơn 400 bệnh nhân, bệnh nhân nơi đây đa phần là những người già và có cả những người Camphuchia (vig Tân Hồng là biên giới giáp ranh Campuchia). Dù 1g chương trình mới bắt đầu nhưng mới 11g đã có rất nhiều người dân ngồi chờ trước chùa, dưới cafdsi nắng gay gắt. Đội ngũ phát quà khá là vất vả vì số lượng dân quá đông ( hơn 600 dân vừa khám bệnh vừa nhận quà), tuy nhiên trật tự cũng ổn định và theeo sự săp xếp. Cúp điện, nắng oi bức cộng với hơn 600 người khiến ai nấy mồ hôi nhễ nhại, nhưng không vì thế mà mọi người phiền lòng, các bác sĩ làm việc liên tục, bà con dù có chờ đợi lâu nhưng vẫn tươi cười chờ đợi…

Chúng tôi vẫn không quên những nụ cười hiền từ, móm xọm của những cụ ông cụ bà tuổi tuy trên 80 nhưng vẫn mạnh khỏe, những em bé tóc vàng hoe cháy nắng ốm nhom vì suy dinh dưỡng, sự lo âu của người mẹ trẻ khi thấy con trai bị sốt, cạo gió khắp người nhưng bà mẹ ấy không hề biết con mình đang bị viêm amidan…

Dù biết đã muộn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng khám bệnh cho hết, phiếu khám bệnh thiếu, trụ trì chùa mang quyển tập và dùng những trang giấy học sinh thay cho phiếu khám bệnh. Khám xong bệnh nhân cuối cùng cũng đã là 3g30, ăn vội bữa cơm chay đạm bạc chúng tôi lại trở về Sài Gòn, mang theo những kỷ niệm về một vùng quê với món canh bông điên điển, với ngôi chùa trên nhà sàn, với giấc ngủ say trong chánh điện mặc cho muỗi vo ve, với chuyến đi dài mà đi đến nơi hơn 10g tối và về lại đến Sài Gòn cũng 10g tối hơn

Chuẩn bị
nhung phan qua da san sang cho sang mai ve voi tung ngoi nha trong truoc hut sau.
chờ đợi…
ong cu nay k tu dung va di duoc, phai ngoi doi nguoi nha vao diu di

Tháng Chín 13, 2010 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Đôi nét về Chi hội từ thiện CHUNG MỘT TẤM LÒNG

Với mong muốn được chia sẻ với đồng bào nghèo vùngsâu vùng xa, tổ từ thiện Xã Hội F14 Q5 đã kết hợp cùng tổ y tế từ thiện BV Chợ Rẫy đã cùng nhau thực hiện những hoạt động khám chữa bệnh, phát thuốc, phát quà miễn phí đến với đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa.

Những nơi chúng tôi đến có khi là trại tâm thần , có khi là trại cô nhi nuôi dưỡng những em bé bị bỏ rơi, cũng có khi là những trại dưỡng lão và tàn tật và cũng có khi là trại phong, nơi cách ly những người bệnhvới xã hội xung quanh, cũng có khi là những đồng bào nghèo thuộc vùng cao nguyên, cũng có khi là bà con nghèo ở miền tây xa xôi, cũng có khi là những cuộc sống cơ cực ở nơi khô cằn nắng rát của gió biển và cũng có khi là đến tận Campuchia, nơi có những người dân Việt Nam đang phải sống cơ cực nơi đất khách…

Chúng tôi đến với những mảnh đời ấy với chút yêu thương, đó là một ít gạo, một ít sách vở, một ít quần áo cũ, một ít thuốc cho họ khi trái gió trở trời, một vài lời nhắn nhắc nhở họ về sức khỏe… chỉ một ít thôi nhưng đối với họ, đó là cả một sự bao la của tấm lòng đến với tấm lòng.

Quà tặng chúng tôi mang đến cho họ không chỉ có thế, đôi khi là sự đóng góp để xây một lò thiêu vì người dân miền Tây mỗi mùa nướclũ không nơi an táng, hoặc những chiếc áo quan vì những người miền quê lam lũ khi mất đi không có khả năng mua áo quan, họ phải quấn manh chiếu để đi về vùng đất lạnh…

Trên những cung đường hành thiện, chúng tôi đã được thấy những mảnh đời khổ cực, và cũng có những khoảnh khắc không thể nào quên : đó là những giọt nước mắt, những cái nắm tay, những cái nắm tay như muốn ôm chặt vào lòng, những câu nói ngắn gọn nhưng đầy ấn tượng: ” cám ơn”. Chính những điều này đã thôi thúc chúng tôi cố gắng duy trì những hoạt động từ thiện và được sự khích lệ của UBND F14-Q5, Hội chữ thập đỏ F14-Q5 cùng với sự ủng hộ của quí phật tử và các mạnh thường quân, và chi hội từ thiện Chung Một Tấm Lòng đã được chính thức ra mắt ngày 30/07/2001 sau nhiều năm hoạt động.

và chúng tôi sẽ cố gắng duy trì chi hội bằng cách thường xuyên thực hiện những chuyến đi đến với những mảnh đời bất hạnh. Rất mong nhận được sự ủng hộ và tham gia của tất cả mọi người

Tháng Chín 13, 2010 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Tháng Tám 11, 2010 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Hãy sống như ngày mai ta và họ không còn gặp nữa

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì anh có biết không? để gió cuốn đi …

Ai trong chúng ta cũng có một tấm lòng thực sự: bạn rơi nước mắt khi thấy những mảnh đời bất hạnh, tôi đau nhói trong tim khi thấy những tai nạn thương tâm, và tôi luôn ghi nhớ lời thầy cô dạy năm xưa: ” ở hiền thì sẽ gặp lành nhé con, cố gắng đem lại niềm vui và lợi ích cho cộng đồng xã hôi ở xung quanh mình để đêm nằm hân hoan, niềm hân hoan thầm kín trong tâm hồn, hân hoan vì mình đã và đang làm được những việc tốt”.

Nhưng đó là giai đoạn đầu đời, càng bước sâu vào trong cuộc sống tôi càng thấy lung lay ý nguyện người tốt việc tốt hôm nào, sự phản bội, giả tạo, sụp đổ cứ lấn lướt ngày qua ngày, đập tan cụm từ “ở hiền gặp lành” trong tôi. Tôi không tin có vế sau, quả thật tôi không tin. Tôi xù lông phản ứng như  một đứa trẻ con non người non dạ, yếu kém tinh thần. Tôi xù lông phản ứng gay gắt với tất cả , đôi mắt tôi giờ đây chỉ thấy sự ám hại, mĩa mai. Tôi dè chừng và hơn thua trong mọi việc. Một vỏ bọc với sự cứng cáp trải đời nhưng bên trong chắc gì không phải là một sự  yếu đuối.

Thêm tuổi, được đọc thêm sách, nhận ra những lời dạy dỗ,  tôi lờ mờ nhận ra rằng: ranh giới của đúng – sai, trắng – đen là quá hư  ảo. Những gì tôi đã làm trong quá khứ  chắc gì đã là tốt cho những người xung quanh, những gì tôi nhận được cững chưa hẳn đã là xấu. Tôi rơi nước mắt thương xót cho nhận thức của mình, một nhận thức bị suy dinh dưỡng trầm trọng, một nhận thức bị căn bệnh tiêu cực ngặt nghèo làm chậm phát triển.

Tôi nhận ra rằng: Hãy sống cho thật người, hãy sống như  chưa bao giờ được sống, hãy sống như ngày mai ta và họ không còn nữa. Giữ vững được nhân cách không phải là điều dễ dàng. Khi cao hứng tôi có thể ghi ra đây những lời đầy tính nhân văn, nhưng biết đâu ngày hôm sau vì đấu tranh quyền lợi, công danh tôi lại thực hiện ngay những việc mà mình vừa chỉ trích hôm qua.

Tôi mừng vì đang sống trong thời đại số hóa, khi cao hứng tôi có thể mở chiếc máy mp3 và nghêu ngao hát theo: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì anh biết không? để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”

Tháng Năm 9, 2010 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Lời cầu nguyện

Ở vùng đất khô cằn đất đỏ Lộc Ninh – Bình Phước tôi đã nhìn thấy em gục đầu vào vai mẹ….
Em 3 tuổi, ba của em đã mất cách đây một năm…
Mẹ ẵm em đến điểm khám bệnh từ thiện với hy vọng về một phép màu…
Em vẫn gục đầu vào vai mẹ…
Cơ thể em gầy gò xanh xao…
Khối u trên mặt đã chiếm hết khuôn mặt của em, cơ thể bé bỏng gầy gò ấy đã không còn giữ nổi cái đầu với khối u to hơn cả đầu của em…
Em gục đầu vào vai mẹ với mong đợi sự vào điểm tựa cuối cùng….
“Con chỉ muốn chết, con không muốn đau…”
Em thều thào qua cái miệng bé xíu đã bị khối u ác tính giai đoạn 3 che mất…
Chúng tôi chỉ muốn cầu nguyện cho em: nếu em không thể điều trị được thì cầu nguyện cho em sớm ra đi, để em đừng phải chịu đau nữa…

chúng ta cầu nguyện để được sống để được vượt qua nhưng cũng có đôi lúc chúng ta phải cầu nguyện cho được sớm ra đi mãi mãi bởi vì đó là bước cuối cùng của cuộc sống mà ai cũng sẽ phải vượt qua…

Tháng Năm 9, 2010 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Cambodia 2009

Tháng Mười Hai 27, 2009 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Từ thiện… xuất ngoại

Chuyến đi 4 ngày 3 đêm (từ 18/12 đến 21/12/2009) mang theo đoàn y bác sĩ cùng các thành viên của tổ từ thiện với hơn 300 phần thuốc để khám chữa bệnh cho người dân Việt Nam đang sinh sống trên đất Cambodia tại chùa Hưng Thạnh – Huyện Mean Chey – Pnom Pênh.

Hàng trăm người già – trẻ – lớn – bé lần lượt ngồi ngay ngắn trong những dãy ghế do trụ trì Thích Minh Đức sắp xếp sẵn, những gương mặt lo âu hồi hộp của những người dân tại nơi đây cứ như  chờ đọi những giây phút đến phiên mình được tận tay những bác sĩ đến từ quê hương khám bệnh. Một số người đã không còn nói được tiếng Việt và những tình nguyện viên thông dịch tại địa phương xuất hiện. Họ giữ trật tự cho những dòng người lần lượt vào khám bệnh. Người dân liên tục kéo đến, số lượng người dân đã vượt qua số 300, số lượng thuốc đã không còn đầy đủ. Thời gian trôi qua… hơn 12 giờ trưa mà vẫn còn rất đông người chờ đợi để khám bệnh à có một số người dù đã khám bệnh xong, đã nhận được thuốc nhưng vẫn cố nán lại để được nghe tiếng nói và tiếp xúc chúng tôi như  được hồi tưởng về quê hương Việt Nam.

Các loại thuốc  cũng đã hết nhưng số người bệnh với toa thuốc trên tay khiến cho chúng tôi áy náy…

So với những lần trước tại Việt Nam, giá trị quà tặng không cao, chỉ là phần thuốc theo toa, 1 cái khăn mặt, một hộp sữa và 2USD cũng đã làm cho những trái tim của những người xa xứ như  ấm lại, những gương mặt rạng rỡ ánh lên ánh nhìn hạnh phúc…

Quà tặng cho mỗi thành viên trong đoàn là một gói đồ xào chay mà tầy trụ trì Thích Minh Đức đã thức từ lúc 3 giờ sáng để làm.

Lúc ra về, những người dân sống hai bên đường ai ai cũng ra trước cửa nói lời cảm ơn và ” cố gắng quay trở lại nhé”

Đoàn từ thiện chụp ảnh lưu niệm trước Hoàng Cung Cambodia

Dưới bóng Angko

Đoàn Y Bác Sĩ trước chùa Hưng Thạnh – bưng Prolich – Xã Prek Pra – Mean Chey – Pnom Penh – Cambodia

Đại diện địa phương Huyện Mean Chey – Cambodia

(Trụ tì Thích Minh Đức – Cô Huệ – Đại diện địa phương)

Đại diện địa phương tặng quà lưu niệm

Đại diện địa phương tặng quà lưu niệm

Tháng Mười Hai 27, 2009 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Hơi Ấm

Que Huong Charity CenterHuỳnh Tiểu Hương, một người bị cha mẹ bỏ rơi.. cuộc đời đã vùi dập cô ta, và cô bất chấp tất cả để đến khi đối diện giữa sự sông và cái chết thì cô ta mới nhận ra, cuộc đời cần lắm những vòng tay, những hơi ấm, và thế là Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương ra đời.. (www.huynhtieuhuong.org)

Sau chuyến đi khảo sát Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương ở Bình Dương chúng tôi quyết định ngay ngày trở lại Chủ Nhật 08/11/2009

Và chuyến đi này không như những chuyến đi khác: chúng tôi làm … bảo mẫu cho các em bé sơ sinh, các em bé cứ nhao nhao lên vì rất  thích được tắm. Chúng tôi phân công nhau: người lau dọn phòng, người quét sân, người nấu lá trà xanh cho các bé tắm, tổ y tế thì sắp xếp thuốc và các bác sĩ cũng đã trong tư thế sẵn sàng…

Các bé đa số bị nhiễm trùng ngoài da do môi trường và điều kiện sinh hoạt không được tốt, đến khi khám bệnh thì lại phát hiện ra các em bị viêm phổi cấp: ho và sổ mũi.

Tắm rửa xong, khám bệnh xong, buông các em ra để các em về lại vi trí nhưng…. những cánh tay bé xíu cứ bám chặt chúng tôi không chịu rời ra… các bé cứ khóc rồi nũng nịu ôm chặt chúng tôi…, các bé khác không được ẵm cũng đua nhau khóc và đòi ẵm…

Chuyến đi dù ở không xa nhưng vất vả nhất nhưng cũng là hạnh phúc nhất với chúng tôi khi chúng tôi đã trao cho các em HƠI ẤM CỦA TRÁI TIM

Tháng Mười Một 19, 2009 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Bạc Liêu, chuyến đi để đời

Như thường lệ, tổ từ thiện Huệ Dũng phối hợp Hội Chữ Thập Đỏ phường 14 quận 5 tổ chức chuyến đi về Vĩnh Thới – Bạc Liêu.
Chuyến xe khởi hành lúc …7 giờ tối và đến nơi lúc …3 giờ sáng. Ăn vội tô cháo rồi chui vào chánh điện của chùa để ngủ.
6 giờ thức dậy ăn vội tô bánh canh chay rồi đi đến chùa Châu Viên – xã Vĩnh Thới – Bạc Liêu, ngôi chùa nằm sâu bên trong ruộng, xe phải chạy vào con đường đất chật hẹp, qua 2 cây cầu sắt và rồi cũng đến nơi
Công việc vừa mới bắt đầu thì một cơn mưa to ập đến, mọi người vội khiêng bàn thuốc…chạy.
Kế hoạch khám bệnh phát thuốc cho 200 dân, nhưng không biết sao người dân cứ ào ạt đến, và số lượng người dân đến khám bệnh đã vượt hơn 450 người. Mọi người thay phiên nhau nuốt vội bữa cơm chay để vào làm việc tiếp.
Rồi công an xã và y tế xã lại đến yêu cầu kiểm tra giấy tờ, chao ôi chùa đã không báo với địa phương… Anh công an xã nói vội qua điện thoại: “uhm, đợi xe ra rồi hãy đến” Sau khi trình giấy tờ và làm việc xong thì cũng đã hơn 1g30. Xe chúng tôi quay về, cũng qua con đường đát chật hẹp và cây cầu sắt có ghi bảng cấm 3T chúng tôi thấy bóng dáng 4 anh công an trong săc phục vàn trên 2 con “bồ cầu” trắng đứng từ xa, tay cầm gậy điều khiển chỉ về phía chúng tôi. Và một cuộc “đối chất” bắt đàu:
xe vi phạm một số lỗi:
– Chở người quá qui định: xe 50 chở hơn 60 người
– Chở qua tải trọng: xe 3 tấn mà chở 60 người + cả trăm thùng mì gói + cả tăm ký đường + sữa đặc + gạo + quần áo cũ…
– Đi vào đường cấm: đường dành cho xe dưới 2,5 tấn và xe từ 16 chỗ trở xuông
– Vượt cầu quá tải trọng: cầu cấm tải 3T => vượt tải 20%

Tài xế và trưởng đoàn lí nhí: “dạ tụi em đi từ thiện”
– Giấy tờ đâu?
– Dạ, Công An xã giữ
– Tại sao Công An xã giữ, giấy tờ xác nhận của xã đâu?
– Dạ không có
– sao không có?
– Dạ tại chùa không báo với xã
– Vậy có biết đường này cấm xe lớn đi không?
– Dạ biết
– Vậy sao lại đi?
– Dạ em đi từ thiện.

Sau một lúc năn nỉ, hai chiếc bồ câu bay đi mang theo toàn bộ giấy tờ xe và bằng lái của tài xế.
Bác tài mặt mày méo xệch chạy về chùa Long Phước để làm tròn nhiệm vụ thăm và tặng bánh trung thu cho 40 em bé mồ côi, một số người liên tục nói điện thoại gọi cho những người thân quen nhằm nhờ vả giúp đỡ để có giấy tờ mà đi về, trong đó có tôi, hehhee…
Sư trụ trì chùa liên lạc ban Phật Giáo, liên lạc với công an Huyện, rồi công an Tỉnh, nói chung các ban ngành và … chiều thứ 7 mọi người đã off, chỉ còn hai con bồ câu kia làm việc mà thôi, mọi chuyện đành để đến thú Hai. Sư trụ trì an ủi: “thôi mọi người về đi, thứ Hai tôi giải quyết cho, yên tâm mà về”, “nhưng không có bằng lái, không giấy tờ xe, không biên bản sao con dám về ????”
Cuối cùng đành chấp nhận “thương đau”: ký tên biên bản vi phạm rồi về.
Mừng quá, quay đầu xe.
Không hiểu sao tài xế cho xe chạy xuống vũng nước, phía dưới là cát và sình, xe kẹt cứng, càng rồ ga xe càng lún sâu.
Cả đoàn xuống đẩy. người ở sau đẩy xe về phía trước, tài xế rồ ga lùi xe về phía sau…
Mấy sư trong chùa cũng ra phụ, và cuối cùng cũng thoát khỏi bãi lầy ấy.
Mọi người gom tiền cho Sư thầy Quản Trọng để thầy cầm biên bản về lại Bạc Liêu mà giải quyết, thầy buồn buồn mà nói:”thầy đã làm không trọn vẹn nên việc quay lại để giải quyết là trách nhiệm của thầy, thầy hứa sẽ bằng mọi cách để tối thứ Hai quay lại Sài Gòn với giấy tờ để bác tài còn chạy xe mà kiếm sông. Số tiền này xin góp lại quỹ từ thiện cho những lần sau”
Mọi người im lặng trước giọng nói trầm trầm của thầy.
“Dù mọi chuyện không được êm xuôi nhưng chúng ta cũng ta đã hoàn tất được ý nghĩa của chuyến đi: chia sẻ và giúp đỡ những đồng bào ở vùng sâu vàng xa với ý nghĩa “Lá lành đùm lá rách”, những vất vả của chúng ta hôm nay vẫn không là gì so với sự vất vả cực khổ cả đời của những người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Mọi chuyện cũng sẽ đâu vào đấy, hãy quên bực bội, mệt nhọc hôm nay mà hãy xem đây là một kỷ niểm đẹp trong đời. Trở ngại hôm nay là bài học cho tương lai”
Chuyến đi kết thúc lúc 1g30 sáng hôm sau.
Một chuyến đi để đời đấy chứ  …

Tháng Mười Một 19, 2009 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Hồng Ngự – ngày 31 tháng 8 năm 2009

Khởi hành từ 5 giờ sáng, đến tịnh xá Ngọc Thạnh – Hồng Ngự – Đồng Tháp lúc 10 giờ, đại lễ vu lan nên phật tử đông nghịt. Chùa đã chuẩn bị sẵn cơm chay cho hơn 1.000 Phật tử tứ phương đến viếng dùng thoải mái, nghỉ trưa chờ đến đầu giờ chiều làm việc. Cái nắng của vùng biên giới Cambodia – Việt Nam quả thật là nóng. 1 giờ chương trình làm việc bắt đầu, trật tự không được tốt cho lắm vì do bà con nghèo quá nhiều lại nhằm dịp đại lễ nữa. Chương trình dự định khám cho 300 bệnh nhân nhưng số lượng người thì… hơn 400 người. Khoác chiếc áo blouse, mang khẩu trang nên sức nóng và cái mệt như tăng thêm. Tình hình trật tự bỗng nhiên ồn ào và thêm phần lộn xộn khi có tiếng la to: “có người xỉu, bác sĩ ơi có người xỉu”. Bác sĩ Phước nhanh chân tiến đến … trật tự như rối tung lên, mọi người quây quanh , các trật tự viên của xã đã hỗ trợ tạo nên khoảng không thoáng cho người bị xỉu. Phát xong các toa thuốc còn đọng lại tôi chạy đến đó, một ông già to con, miệng hóm hém với cái đầu tóc trắng đã được tỉa sát da đầu nằm bất động, bác sĩ Phước hô hấp nhân tạo, Huệ Dũng xoa bóp hai bàn chân đã tái xanh của ông, một người đàn bà ôm đầu ông và cầm nón lá quạt cho ông, bà ta lính quýnh miệng lắp bắp nói không nên lời: “sao rồi bác sĩ, sao không thấy ổng tỉnh lại vậy? hồi nãy nói ổng đừng đi nhưng ổng cứ đòi đi…”. Đáy quần ông ướt sũng, ông hước lên vài cái.. bác sĩ Phước yêu cầu kiểm tra lại huyết áp: 17/6… Không biết có linh tính gì nhưng tôi đoán ra ngay: đó là hơi thở cuối cùng của ông… Tôi và bác sĩ Thuận quay lại với công việc, thật khó khăn để giữ trật tự trở lại ổn định, nhưng rồi mọi việc cũng trở lại bình thường. Mọi người khiêng ông lão lên khán đài để nằm. Khoảng 10 phút sau có người đến báo với tôi là không thể cứu được ông, ông đã tắt thở. Không khí trầm lắng đến với mọi người trong đoàn. Mọi người khiêng ông lão 83 tuổi ấy về, chiếc khăn rằng trên vai ông rơi xuống đất…
Tích tắc tích tắc, khoảng cách cái sống, cái chết như không ranh giới và thời gian. Dẫu biết rằng sinh – lão – bệnh – tử nhưng sao vẫn nghe trĩu nặng. Quả thật nỗi đau của người sống là nhìn người khác chết.

Tháng Mười Một 19, 2009 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này